Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM kiến nghị, việc triển khai thuê dịch vụ CNTT cần phải được xem xét lại một cách cụ thể, nếu không sẽ dễ bị một số doanh nghiệp lớn độc quyền. Các doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội chen chân.
Ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM kiến nghị, việc triển khai thuê dịch vụ CNTT cần phải được xem xét lại một cách cụ thể, nếu không sẽ dễ bị một số doanh nghiệp lớn độc quyền. Các doanh nghiệp nhỏ khó có cơ hội chen chân.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Phát
biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển
và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam
ICT Index) giai đoạn 2006-2015,do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, ông Lê
Thái Hỷ, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho rằng, việc triển khai thuê dịch vụ
CNTT cần phải được xem xét lại một cách cụ thể, nếu không sẽ dễ bị các doanh
nghiệp lớn độc quyền.
Theo
Nghị quyết 36a/NQ-CP mới được Chính phủ ban hành, các cơ quan nhà nước phải khẩn
trương hoàn thiện các quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư, mua sắm, thuê dịch
vụ, sản phẩm CNTT; tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện thuê dịch vụ, sản phẩm
CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong triển khai các dịch vụ công
có thu.
Ông
Lê Thái Hỷ nêu rõ, đối với các phần mềm triển khai tại Sở Tư pháp trước đây Bộ
Tư pháp giao cho các địa phương tự làm, kết nối liên thông lên phần mềm của Bộ,
sau đó Sở Tư pháp TPHCM đã chủ động tự triển khai một số phần mềm. Mới đây, Bộ
Tư pháp lại thay đổi, yêu cầu các Sở Tư pháp phải ứng dụng phần mềm từ Bộ triển
khai xuống. Đứng đằng sau Bộ Tư pháp là một doanh nghiệp lớn.
“Nếu
không có những quy định rõ ràng thì thị trường dịch vụ CNTT sẽ bị các con “cá mập”
thôn tính hết, các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương khó có cửa mà chen chân, như vậy
dễ dẫn đến việc chỉ có một, hai doanh nghiệp lớn độc quyền”, ông Hỷ nói.
Cũng
liên quan đến vấn đề thuê dịch vụ CNTT ở địa phương, mới đây ông Võ Thanh
Quang, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc thuê dịch vụ CNTT cần
phải cân nhắc 3 vấn đề: cái nào do tỉnh tự đầu tư, cái nào có thể giao cho
doanh nghiệp đầu tư, cái nào hai bên cùng phối hợp để đầu tư.
Theo
ông Quang, chỉ có thể giao cho doanh nghiệp đầu tư một phần rồi nhà nước thuê lại,
còn lại những hạng mục nào quan trọng nhà nước phải tự đầu tư. Ví dụ: hạ tầng để
cung cấp dịch vụ công, phục vụ cho người dân, không sợ lộ bí mật có thể giao
cho doanh nghiệp đầu tư, bao gồm cả thiết bị và đường truyền, nhà nước chỉ cung
cấp cơ sở dữ liệu chung. Còn đối với các cơ sở dữ liệu quản lý điều hành thì
không thể giao tất cả cho doanh nghiệp, mà doanh nghiệp chỉ cung cấp hạ tầng và
phần mềm còn lại nhà nước phải trực tiếp triển khai và quản lý cơ sở dữ liệu. Sắp
tới tỉnh Sóc Trăng sẽ lập phương án cụ thể và xem xét những hạng mục nào có thể
thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hạng mục nào do nhà nước tự triển khai.
Theo
ông Lê Thanh Tâm, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Hậu Giang, Hậu Giang đã tham
khảo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành lớn như: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng
Ninh, qua kinh nghiệm tại các địa phương đã làm trước thì điểm khó nhất khi
thuê dịch vụ CNTT là nhà nước chưa có đủ độ tin cậy vào doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ, doanh nghiệp cũng chưa chứng tỏ được uy tín của mình.
Thêm
vào đó, ông Tâm cho hay, trong cơ quan nhà nước có nhiều thông tin, cơ sở dữ liệu
mật nên không thể và không dám giao toàn bộ cho doanh nghiệp quản lý. Điều này
có nguy cơ rủi ro quá lớn vì hiện tại Chính phủ vẫn chưa có văn bản pháp lý nào
quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT phải chịu trách nhiệm ra sao về đảm
bảo an toàn, an ninh thông tin cho các khách hàng.
Tại
Hội nghị Hội đồng Giám đốc CNTT cơ quan nhà nước các tỉnh, thành phố khu vực miền
Bắc mới đây, ông Nguyễn Văn Diệu, Giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang nhấn mạnh: Những
hệ thống thông tin quan trọng, hệ thống thông tin dùng chung mang tính phổ cập
thì không nên đi thuê ngoài, chỉ thuê đối với các loại dịch vụ nhỏ lẻ, có tính
công đoạn.
“Doanh
nghiệp cứ nói là đảm bảo an ninh thông tin nhưng có đảm bảo hay không, chúng ta
không thể biết được. Cho nên không thể có chuyện toàn bộ cơ quan nhà nước hoạt
động thế nào, doanh nghiệp biết hết, có thể bán thông tin ra nước ngoài”, ông
Diệu nhấn mạnh, đồng thời khẳng định việc đi thuê cũng tiềm ẩn rủi ro khi trong
trường hợp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT phá sản thì các hệ thống CNTT
của cơ quan Nhà nước cũng dễ “sập” theo
Theo ICTnews