• Sitemap
  • Thư điện tử
  • E-Office

Chương trình số 12CTr/TU của Tỉnh ủy tỉnh Khánh Hòa về mục tiêu ứng dụng và phát triểnCông nghệ thông tin giai đoạn 2003 đến 2010

TÍNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Số: 12 CTr/TU  
  Nha Trang, ngày 28 tháng 10 năm 2002

 

CHƯƠNG TRÌNH

Mục tiêu ứng dụng và phát triển

Công nghệ thông tin giai đoạn 2003 đến 2010

 

 Từ năm 1998 đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách đã đầu tư cho Chương trình phát triển công nghệ thông tin đạt gần 7 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã có 31 đơn vị với 100 máy tính được kết nối với mạng diện rộng của UBND tỉnh và 16 đơn vị với 58 máy được kết nối với mạng tin học diện rộng của Tỉnh ủy; đồng thời có 27 đơn vị đã xây dựng xong mạng LAN với hơn 300 máy tính kết nối. Trên địa bàn tỉnh có 03 đơn vị làm được phần mềm ứng dụng.

Đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh đạt trình độ tin học cơ bản chiếm 22%, trong đó có 12,5% biết khai thác thông tin mạng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Một số đơn vị đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý chuyên ngành và bước đầu các cơ sở dữ liệu này đã trợ giúp tốt cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thời gian qua còn nhiều hạn chế. Một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội nên chưa thể hiện rõ quyết tâm đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin. Mặt khác, việc quản lý hệ thống công nghệ thông tin của các cấp, các ngành cũng chưa nhất quán.

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin chưa đủ mạnh, thiếu cả về số lượng và chất lượng và phân bổ không đều.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước của tỉnh chỉ tập trung vào việc soạn thảo văn bản, xây dựng các cơ sở dữ liệu phân tán. Chưa xây dựng được ngân hàng dữ liệu hệ thống kinh tế - xã hội thống nhất toàn tỉnh để phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho việc tham mưu ra các quyết định quản lý của lãnh đạo, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mình. Thông tin trên mạng còn nghèo nàn, hoạt động của mạng vẫn chưa phát huy hết khả năng.

Đầu tư cho phát triển công nghệ thông tin phần lớn tập trung vào mua máy móc, trang thiết bị, v.v... Trong khi đó, đầu tư cho đào tạo người sử dụng, quản lý mạng, bảo trì vận hành mạng, các phần mềm tác nghiệp, v.v... chưa cân đối với nguồn kinh phí ngân sách đã đầu tư.

Chưa xác định được các yêu cầu ở tầm quản lý vĩ mô về ứng dụng công nghệ thông tin trong các phạm vi nhà nước, các thành phần kinh tế và đoàn thể chính trị - xã hội.

Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong thời gian tới, Tỉnh ủy đề ra chương trình sau:

 Phần một

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CƠ BẢN ỨNG DỤNG

VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN NĂM 2010

 

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU.

1 - Phương hướng chung:

- Tiếp tục phát triển mạnh lĩnh vực công nghệ thông tin bằng cách nâng cao hiệu quả ứng dụng vào phát triển sản xuất và đời sống xã hội.

- Góp phần xây dựng thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung là trung tâm chính trị, văn hóa, nghiên cứu khoa học, giáo dục- đào tạo và du lịch không chỉ riêng của Khánh Hòa mà còn cho cả khu vực miền Trung và Tây nguyên.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách thủ tục hành chính, nhằm xây dựng và củng cố bộ máy Ðảng và Nhà nước tại địa phương trong sạch vững mạnh.

2 - Mục tiêu:

- Đẩy nhanh việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, làm cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trở thành phương tiện đặc biệt quan trọng để thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách các thủ tục hành chính; hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và ra các quyết định quản lý; thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế và nâng cao chất lượng đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

- Tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh làm cho công nghệ thông tin trở thành phương tiện cần thiết phát triển các ngành nghề, hiện đại hóa sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

- Xây dựng và phát triển ngành công nghệ thông tin nằm trong nhóm các ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của tỉnh để thực hiện có hiệu quả nhất Chương trình công nghệ thông tin ở địa phương; đồng thời tăng nguồn thu ngân sách và tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế, các cá nhân tham gia đầu tư phát triển công nghệ thông tin nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà.

- Xã hội hoá rộng rãi công tác giáo dục đào tạo công nghệ thông tin nhằm phổ biến kiến thức, thông tin về công nghệ thông tin trong toàn xã hội, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý Nhà nước.

II. NHỮNG CHỈ TIÊU CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

1 - Giai đoạn 2003 - 2005:

Đến năm 2005, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình 58 tỷ đồng; đồng thời phấn đấu đạt được một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Thành lập Ban quản lý Chương trình công nghệ thông tin của tỉnh để thống nhất quản lý, điều hành và kiểm tra thẩm định duyệt kinh phí đầu tư cho từng chương trình của đơn vị, địa phương của tỉnh theo đúng trình tự xây dựng cơ bản hiện hành.

- Trung tâm công nghệ thông tin của tỉnh sớm triển khai dự án đầu tư Trung tâm dữ liệu và Thư viện điện tử. Riêng về dự án Công viên thông tin cần có chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn vốn đầu tư. Các doanh nghiệp chủ động nguồn vốn đầu tư chương trình công nghệ thông tin của đơn vị mình.

- Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn toàn tỉnh đạt ở mức trung bình tiên tiến của cả nước; xây dựng và hoàn chỉnh mạng tin học diện rộng của UBND tỉnh đến các sở, ban ngành, huyện, thị xã, thành phố và được kết nối với mạng tin học diện rộng của Chính phủ và mạng Internet và mạng tin học diện rộng của Tỉnh uỷ đến các huyện ủy, thị uỷ, thành uỷ; cơ bản hoàn thành một số hệ thống thông tin điện tử trên mạng thông tin tích hợp trên Internet (Khánh Hòa Web); tích hợp các nguồn thông tin kinh tế quan trọng nhằm phục vụ các nhu cầu quản lý công tác Đảng, Nhà nước, điều hành kinh tế và đáp ứng một số nhu cầu về thông tin cơ bản của nhân dân và các nhà đầu tư.

- Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội đạt chuẩn hoá đại học về công nghệ thông tin.

- Đạt 20% các dịch vụ công ở một số sở, ban ngành như: Thuế, Công an, Tài chính - Vật giá, Kế hoạch - Đầu tư, Xây dựng - Nhà đất, Giao thông - Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Du lịch - Thương mại, Khoa học - Công nghệ, Văn hoá - Thông tin v.v... được thực hiện qua mạng thông tin Khnh Ha Web.

- Đào tạo cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố đạt 70% biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng; có khả năng sử dụng và khai thác tốt các ứng dụng trên mạng thông tin diện rộng của Tỉnh ủy và HĐND&UBND tỉnh, Khnh Ha Web và mạng Internet phục vụ cho công tác và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 100% các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đảng, cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cấp huyện, thị, thành phố có mạng LAN đưa vào hoạt động.

- Tăng cường năng lực đào tạo chuyên viên công nghệ thông tin ở các trung tâm đào tạo tin học, Trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang v.v… để hằng năm có khả năng bổ sung nguồn nhân lực từ 150 - 200 chuyên viên công nghệ thông tin cho nhu cầu toàn tỉnh. Mặt khác, quan tâm, chú trọng gửi cán bộ đi đào tạo chuyên tu ở các trường đại học trong cả nước để có được đội ngũ kỹ sư, chuyên viên cao cấp về công nghệ thông tin phục vụ việc quản trị mạng. Hình thành được 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin hoạt động trong lĩnh vực phần mềm.

- Có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ dự bị công chức phục vụ lĩnh vực công nghệ thông tin (nguồn sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm).

- Đến năm 2005, tỷ lệ người sử dụng Internet gấp 1,5 lần mức trung bình của cả nước. Triển khai được ít nhất 200 điểm truy cập Internet trở lên tại các tụ điểm công cộng, đồng thời phải xây dựng được quy chế quản lý chặt ch mạng Internet. Có 100% các cơ quan quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể chính trị từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố và mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh được kết nối Internet; 50% các trường trung học phổ thông và các bệnh viện tuyến tỉnh được kết nối Internet; 90% các doanh nghiệp trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thuỷ sản, công nghiệp có trang Website.

 2 - Giai đoạn 2006 - 2010:

Đến năm 2010, tổng nguồn vốn đầu tư cho chương trình là 39 tỷ đồng; đồng thời phấn đấu thực hiện tốt một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cấp xã, phường. Có 100% UBND các xã, phường đưa mạng LAN vào hoạt động.

- Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành tích hợp trên Khnh Ha Web nhằm làm Khnh Ha Web trở thành cổng hành chính của chính phủ điện tử ở địa phương.

- Hoàn thành cơ bản trong toàn tỉnh về thương mại điện tử (e-commerce), y tế điện tử (e-medicine), giáo dục điện tử (e-education) để nâng cao khả năng cạnh tranh của thương mại - sản xuất của các doanh nghiệp và đáp ứng phúc lợi của toàn dân, làm cho Khánh Hoà trở thành một trong những tỉnh áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả đạt mức trung bình tiên tiến của cả nước.

- Quản lý hạ tầng cơ sở kỹ thuật (giao thông, điện, nước, đất đai, tài nguyên - khoáng sản, dự án đầu tư,...) bằng hệ thống thông tin địa lý GIS nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước và cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ cho quy hoạch, kêu gọi đầu tư.

- Đến 2010, tỷ lệ người sử dụng Internet gấp 2 lần mức trung bình của cả nước. 100% các trường trung học phổ thông, các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, thị xã, thành phố được kết nối Internet. 100% UBND các xã, phường được kết nối Internet. 50% các trường phổ thông cơ sở được kết nối Internet. Giảng dạy tin học trở thành môn học bắt buộc đối với các trường trung học cơ sở và phổ thông trung học và bước đầu khuyến khích đưa tin học vào giảng dạy ở các trường tiểu học (đạt tỉ lệ 30%). Đến 2010, 100% cán bộ giảng dạy tin học ở các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học phải đạt chuẩn cao đẳng tin học hoặc đại học tin học.

- Phát triển ngành công nghệ thông tin (công nghiệp phần mềm, công nghiệp phần cứng, dịch vụ, đào tạo) trở thành ngành kinh tế có mức tăng trưởng mạnh, đóng góp cho ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

- Xây dựng cơ chế, chính sách để xã hội hoá việc đào tạo, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thu hút nhân tài, đào tạo nhân lực để thực hiện thành công Chương trình công nghệ thông tin ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- 100% các doanh nghiệp trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thuỷ hải sản, công nghiệp có Website và tham gia thương mại điện tử.

Phần hai

HỆ THỐNG CÁC DỰ ÁN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Nhằm đạt được các chỉ tiêu cơ bản đề ra, hệ thống các dự án thuộc Chương trình công nghệ thông tin tỉnh giai đoạn 2003-2010 có các mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau phát triển, nên việc tổ chức triển khai phải có sự chỉ đạo thống nhất theo một kế hoạch đồng bộ.

1 - Giai đoạn 2003 - 2005:

Trong giai đoạn 2002-2005, các dự án công nghệ thông tin tập trung thực hiện Quyết định 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/7/2001 và Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình của khối đảng và đoàn thể.

 

Dự án

Nội dung dự án

Kinh phí

 

1

Quy hoạch hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin toàn tỉnh

01 tỷ đồng

 

2

Tin học hoá quản lý công tác Đảng, Đoàn thể đến các cấp huyện, thị xã, thành phố

10

 

3

Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước cấp tỉnh đến các cấp sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố

30

 

4

Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin

05

 

5

Xây dựng chính sách thu hút đầu tư, nhân tài CNTT và nâng cao nhận thức CNTT cho xã hội

01

 

6

Xây dựng Trung tâm CNTT tỉnh Khánh Hoà

07

 

7

Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng bằng hệ thống thông tin địa lý

03

 

 

Tổng cộng: (Năm mươi tám tỷ đồng)

58

 

2 - Giai đoạn 2006 - 2010:

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các Dự án 4, 5, 6 và 7 ở giai đoạn I. Đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin rộng khắp ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoàn chỉnh Khánh Hòa Web trở thành cổng hành chính của chính phủ điện tử ở địa phương. Các dự án công nghệ thông tin ở giai đoạn này tập trung:

Dự án

Nội dung dự án

Kinh phí

 

8

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử

05 tỷ đồng

 

9

Tin học hoá ngành giáo dục - đào tạo và đào tạo qua mạng

05

 

10

Tin học hoá ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân qua mạng

05

 

4

Đào tạo nhân lực CNTT (tiếp tục giai đoạn I)

05

 

5

Hoàn chỉnh cơ chế chính sách thu hút đầu tư, nhân tài CNTT và nâng cao nhận thức CNTT cho xã hội (tiếp tục giai đoạn I)

02

 

6

Hoàn chỉnh Trung tâm CNTT tỉnh Khánh Hoà (tiếp tục giai đoạn I)

10

 

7

Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) (tiếp tục giai đoạn I)

07

 

 

Tổng cộng (Ba mươi chín tỷ đồng)

39

 

Phần ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chương trình này.

Phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng tham mưu cho tỉnh ban hành và áp dụng các quy định quản lý nhà nước đối với việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư công nghệ thông tin.

2- Thành lập Ban quản lý chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin của tỉnh (gọi tắt là Ban Quản lý 58) trực thuộc UBND tỉnh, có con dấu, tài khoản riêng, hoạt động bằng nguồn ngân sách của tỉnh và kinh phí quản lý dự án theo quy định.

3- Để thực hiện các dự án, các cơ quan chủ dự án thành lập các ban quản lý dự án. Tùy theo quy mô dự án, ban quản lý dự án có thể hoạt động theo chế độ chuyên trách, bán chuyên trách hay kiêm nhiệm. Chủ dự án cùng với Ban quản lý 58 sẽ đề xuất cụ thể hình thức thích hợp, trình Thường trực UBND tỉnh quyết định phê duyệt.

4- Các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để chương trình vận hành đạt kết quả; thực hiện các dự án được UBND tỉnh phân công; đơn vị được phân công chủ trì các dự án sẽ ký hợp đồng với Ban quản lý 58 và có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng, được tạo điều kiện để thực hiện các công việc này theo hợp đồng với Ban quản lý 58. Ban quản lý dự án do lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan quyết định bổ nhiệm, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra của Ban quản lý 58.

Đối với những vấn đề phát sinh và có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung chương trình, Ban quản lý 58 báo cáo Thường trực UBND tỉnh để xem xét, quyết định.

5- Tổng nguồn vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho 10 dự án đến năm 2010, trong đó: Giai đoạn 2003 - 2005 là 58 tỷ đồng; giai đoạn 2006 - 2010 là 39 tỷ đồng.

Hằng năm, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá và Sở Khoa học, công nghệ và môi trường đề xuất bố trí vốn cho các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thuộc Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin của tỉnh.

Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Ban quản lý 58 lập kế hoạch huy động các nguồn lực ngoài ngân sách góp phần đầu tư vào ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh làm công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

6- Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư có chương trình xúc tiến đầu tư phát triển công nghệ thông tin để thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cho Chương trình công nghệ thông tin của tỉnh.

7- Tăng cường công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình ở các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp nhân rộng các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư, các cá nhân, đơn vị biết để mạnh dạn đầu tư vào Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.      

 

                                                                                                   T/M TỈNH ỦY

                                                                                                         BÍ THƯ

                                                                                                   Nguyễn Văn Tự

                                                                                                          (Đã ký)

 

                             

 

Tin cùng chuyên mục

Văn bản mới

Liên kế website

0258.3563.531
stttt@khanhhoa.gov.vn
Nhà A1, Khu liên cơ số 1, Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa