• Sitemap
  • Thư điện tử
  • E-Office

Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010

Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, bảo đảm 90% văn bản phát hành từ các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện,...

Chương trình phát triển Công nghiệp Phần mềm VN đến 2010

 
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

Công nghiệp phần mềm là ngành kinh tế tri thức, công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.

Phát triển nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng là điều kiện then chốt cho sự thành công của công nghiệp phần mềm. Nhà nước tăng cường đầu tư và khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghiệp phần mềm, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất.

Cần chú trọng dịch vụ công nghệ thông tin, trước mắt là gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài, song song với việc tăng cường mở rộng thị trường trong nước, tập trung phát triển một số phần mềm trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thay thế các sản phẩm phần mềm nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của Việt Nam.

2. Mục tiêu

Đến năm 2010, ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 35 - 40%/năm. Tổng doanh thu từ phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt trên 800 triệu USD/năm, trong đó giá trị xuất khẩu đạt ít nhất 40%;
- Tổng số nhân lực phát triển phần mềm và dịch vụ phần mềm đạt khoảng 55.000 đến 60.000 người, với giá trị sản phẩm trung bình đạt 15.000 USD/người/năm;
- Xây dựng được trên 10 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 200 doanh nghiệp phần mềm có  quy mô nhân lực trên 100 người;
- Thuộc nhóm các nước dẫn đầu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phần mềm và lọt vào danh sách 15 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hấp dẫn nhất trên thế giới;
- Giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm xuống bằng mức trung bình trong khu vực.

II. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển công nghiệp phần mềm

2. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm

a) Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin đến năm 2010 được ban hành theo Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ;
- Mở rộng quy mô đào tạo và tăng nhanh chỉ tiêu tuyển sinh khối các ngành công nghệ thông tin cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin, tăng cường các môn học về phân tích, thiết kế, kiến trúc hệ thống, phát triển ứng dụng, kỹ năng quản lý trong các khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sản xuất công nghiệp. Cải tiến, cập nhật, hiện đại hoá chương trình đào tạo công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế; tăng cường chuyển giao các chương trình đào tạo công nghệ thông tin từ các nước tiên tiến; nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên; đầu tư các trang thiết bị, hệ thống mạng lưới để đảm bảo các điều kiện thực hành cho sinh viên;
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin; đẩy mạnh việc thành lập các trường đại học công nghệ thông tin tư thục chất lượng cao; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế mở cơ sở đào tạo công nghệ thông tin tại Việt Nam;
- Triển khai chương trình đào tạo kỹ sư/cử nhân công nghệ thông tin bằng tiếng nước ngoài theo mô hình 1+4 (một năm đào tạo ngoại ngữ và 4 năm đào tạo chuyên môn bằng ngoại ngữ đó);
- Tăng cường các khoá đào tạo văn bằng thứ 2 về công nghệ thông tin cho sinh viên, cán bộ tốt nghiệp các ngành khác;
- Tăng chỉ tiêu học viên công nghệ thông tin được tham dự chương trình đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo Đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Đẩy mạnh các chương trình đào tạo phi chính quy và ngắn hạn về công nghệ thông tin
- Khuyến khích mở rộng quy mô và tăng cường chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo công nghệ thông tin ngoài công lập. Xây dựng và chuẩn hoá các chương trình, giáo trình, văn bằng, chứng chỉ đào tạo công nghệ thông tin phi chính quy; tổ chức thẩm định, đánh giá, công nhận tương đương các chứng chỉ, văn bằng do các tổ chức đào tạo công nghệ thông tin quốc tế cấp;
- Xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nâng cao, chuyên sâu về các kỹ năng, công nghệ cho đội ngũ nhân lực phần mềm;
- Triển khai chương trình 4+1, trong đó các sinh viên tốt nghiệp các ngành ngoại ngữ, khoa học, kỹ thuật, kinh tế được đào tạo thêm 1 năm về công nghệ thông tin để trở thành chuyên gia công nghệ thông tin;
- Tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai các chương trình, dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực phần mềm định hướng thị trường trọng điểm;
- Ưu tiên, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực phần mềm; khuyến khích triển khai mô hình đào tạo, nghiên cứu gắn kết với sản xuất trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin;
- Đẩy mạnh các chương trình xuất khẩu lao động công nghệ thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, triển khai các chương trình đào tạo gắn với công việc với các đối tác nước ngoài.
3. Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp phần mềm

4. Phát triển thị trường công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài

5. Hỗ trợ và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp phần mềm lớn để xây dựng các thương hiệu uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế;
- Thiết lập và hỗ trợ phát triển các mối liên kết giữa các doanh nghiệp phần mềm với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thông tin; giữa các doanh nghiệp phần mềm với các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhằm tạo nên sự hỗ trợ về phát triển nguồn nhân lực, tăng nguồn vốn đầu tư và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp phần mềm;
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm đầu tư áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo các chuẩn quốc tế (như CMM, CMMI, ISO). Ưu tiên các doanh nghiệp có chứng chỉ về quy trình đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế khi tham gia đấu thầu các dự án công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước. Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp phần mềm có dự án xây dựng quy trình đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế CMM, CMMI hoặc tương đương. Nghiên cứu, phát triển các chuẩn, các quy trình công nghiệp phần mềm Việt Nam theo chuẩn quốc tế và hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai áp dụng;
- Ưu tiên đầu tư cho các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm phần mềm của các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp theo tiêu chí tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phần mềm trong việc nhận chuyển giao công nghệ;
- Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm nguồn mở, phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng gia công phần mềm và dịch vụ phần mềm cho nước ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
- Xây dựng và đẩy mạnh triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm tại các địa phương có đủ điều kiện về nhân lực và hạ tầng, đặc biệt là các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tận dụng các nguồn vốn tài trợ, nhất là nguồn vốn ODA, để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ;
- Tăng tỷ lệ nhân lực nước ngoài trong các doanh nghiệp phần mềm 100% vốn nước ngoài.

6. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở

7. Tăng cường hạ tầng viễn thông - Internet cho công nghiệp phần mềm

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHÁNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Các chương trình nhánh

2. Các đề án, dự án trọng điểm
- Dự án đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ thông tin do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông triển khai thực hiện;
- Dự án xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho công nghiệp phần mềm Việt Nam, tăng cường xúc tiến thương mại, phát triển thị trường gia công, xuất khẩu phần mềm do Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Thương mại và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA triển khai thực hiện;
- Dự án phát triển một số sản phẩm và dịch vụ phần mềm trọng điểm của Việt Nam do Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA triển khai thực hiện;
- Đề án thành lập Quỹ phát triển công nghiệp phần mềm do Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Dự án nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp phần mềm, hỗ trợ áp dụng các quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế do Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện;
- Dự án đầu tư xây dựng Viện Công nghiệp phần mềm do Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì;
- Dự án xây dựng và vận hành cổng thông tin công nghiệp phần mềm do Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VINASA triển khai thực hiện.
 
 
 
 

Tin cùng chuyên mục

Văn bản mới

Liên kế website

0258.3563.531
stttt@khanhhoa.gov.vn
Nhà A1, Khu liên cơ số 1, Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa