Việt Nam trên bản đồ ICT thế giới 2008

Ngay từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, rất nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra dự báo, trong năm mới này, Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều trong những nhóm quốc gia phát triển mạnh nhất về công nghệ thông tin và viễn thông (ICT).    
Ngay từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, rất nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra dự báo, trong năm mới này, Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều trong những nhóm quốc gia phát triển mạnh nhất về công nghệ thông tin và viễn thông (ICT).
 

Ngay từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, rất nhiều chuyên gia quốc tế đã đưa ra dự báo, trong năm mới này, Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều trong những nhóm quốc gia phát triển mạnh nhất về công nghệ thông tin và viễn thông (ICT).
 

Thị trường viễn thông sẽ có những bước nhảy vọt trong năm nay. Theo Liên đoàn Viễn thông thế giới (ITU), thì năm 2008 sẽ đánh dấu mốc lần đầu tiên số lượng người sử dụng điện thoại di động trên toàn cầu vượt lên cao hơn số người không sử dụng. Cụ thể, số thuê bao di động sẽ vượt 3,3 tỉ người, tức hơn 50% dân số thế giới. Điều này có được nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của các thị trường đang phát triển như Brazil, Nga, Âận Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Một nghiên cứu của Hãng Informa được trình bày tại Đại hội Viễn thông thế giới (MWC) 2008, cho rằng Việt Nam cùng với Bangladesh là hai thị trường hứa hẹn nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương, không kể Trung Quốc và Ấn Độ. Theo đó, Việt Nam đã gần như tăng gấp đôi số thuê bao di động chỉ trong vòng 12 tháng, đồng thời thu hút những đại gia nước ngoài tham gia khai thác thị trường, như SK Telecom của Hàn Quốc, Hutchison (Hồng Kông) và sắp tới đây là Vimpelcom của Nga với kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD vào mạng mới GTel. Informa còn đánh giá thị trường viễn thông Việt Nam đặc biệt sôi động với lộ trình cổ phần hoá các mạng di động.

Các tên tuổi lớn như DoCoMo (Nhật Bản), France Telecom (Pháp), Telenor (Na Uy), SingTel (Singapore) và Altimo (Nga) đều đã bày tỏ sự quan tâm vào việc cổ phần hoá của Vinaphone và Mobifone.

Trong khi đó, một hãng nghiên cứu thị trường khác là IDC dự báo rằng trong năm 2008, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng về chi phí dành cho CNTT nhanh thứ ba trong khu vực Châu AÁ - Thái Bình Dương (không kể Nhật Bản), chỉ sau Âận Độ và Trung Quốc. Mức tăng trưởng này được dự báo sẽ vượt mức 9,3% của Thái Lan - quốc gia xếp sau Việt Nam trong lĩnh vực này. Với nhu cầu tăng mạnh và khả năng "chịu chi" cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT, Việt Nam được đánh giá sẽ là một trong những thị trường hấp dẫn nhất và phát triển mạnh nhất trong khu vực.

Ngành công nghiệp ICT nói chung của Việt Nam không chỉ phát triển mạnh về thị trường và nhu cầu, mà còn đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một trong những thành viên quan trọng của dây chuyền sản xuất và cung ứng toàn cầu. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia quốc tế, thì các tập đoàn đa quốc gia đang có xu hướng đa dạng hoá những khoản đầu tư mới, tránh tập trung quá nhiều vào Trung Quốc - nơi được mệnh danh là "nhà máy của thế giới".

Điều này là hậu quả của giá nhân công tăng, nền tảng pháp lý kém ổn định và những căng thẳng trong quan hệ của Trung Quốc với Nhật Bản. Do đó, Âận Độ, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đang bứt lên thu hút đầu tư mạnh mẽ. Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc từ Châu Âu đã giảm 29,4%, từ Nhật Bản giảm 24,6%, từ Mỹ giảm 12,8% trong năm qua.

Ông Nobuhiko Sasaki - phụ trách bộ phận Đông Nam Á của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp của Nhật Bản - cho biết, các công ty Nhật Bản đang dần quan tâm tới việc mở nhà máy ở Việt Nam, Campuchia hoặc Ấn Độ nhiều hơn là ở Trung Quốc. Cụ thể, riêng trong năm qua đã có 9 công ty Nhật Bản chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, và 2 công ty chuyển sang Thái Lan. Họ lý giải rằng ở những quốc gia này, họ ít lo ngại về các nguy cơ liên quan tới thuế, các vấn đề pháp lý, nạn vi phạm bản quyền... hơn ở Trung Quốc.

Theo ITGATEVN